Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

Người Sài Gòn ngồi suốt �� đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng

Có những hàng quán cũ từng một thời là điểm đến 'nói ra là biết' của bao nhiêu thế hệ người Sài Gòn. Và quán bánh ướt không tên ở số 6B Vũ Tùng là nơi ăn sáng thân quen của nhiều thế hệ cán bộ.

Bánh ướt "cán bộ" 3 nghìn đồng/dĩa

Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 1

tin liên quan

Gánh bánh bèo 'bà ngoại' gần nửa thế kỷ gắn bó với người Sài Gòn
Một bữa, anh bạn kết nghĩa lớn hơn tôi… vài chục tuổi nổi hứng đòi dắt tôi lê la các hàng quán "vang bóng một thời" ở Sài Gòn xưa. Tôi quen anh trong một lần làm việc chung, thế là gọi anh - em quen miệng, chứ thực ra anh hơn hai số tuổi tôi cộng lại! Nhưng thế lại hay, khi có người dẫn dắt tôi đến với những câu chuyện, địa điểm rất thú vị mà thế hệ tôi không dễ dàng biết được.
Anh là Trần Vũ Bình, Phó Chánh Văn phòng - Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan VKSND Tối cao tại TP.HCM, con trai của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (bí danh Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U-SOM…). Anh hăm hở giới thiệu những nơi bè bạn anh đã từng lê la, nào là mì 108 Calmette, xôi chè Bùi Thị Xuân, bộ ba chè Yên Đỗ - Kỳ Đồng - Trần Quang Diệu,... 
Rồi công việc tối mặt tối mày, nên năm lần bảy lượt anh mới sắp xếp khởi đầu cho tôi bằng câu chuyện ở quán bánh ướt "cán bộ", ngay sau lưng Lăng Ông Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh).
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 2
Mở cửa từ sáng sớm, quán đông nghịt khách cho đến gần trưa
HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 3
Dĩa bánh ướt qua hàng chục năm vẫn giữ được những nguyên liệu và mùi vị thơm ngon như ban đầu
HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 4
Ông An, chủ căn nhà số 6B Vũ Tùng (Q.Bình Thạnh) đã bước sang tuổi 80
HOÀI NHÂN
Anh nói, sở dĩ có cái tên ấy, vì cách đây gần ba chục năm (lúc tôi còn chưa… sinh ra), tất cả những ai học bồi dưỡng chính trị đều phải quy tụ về Học viện Cán bộ TP.HCM ở số 129 Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh). Theo đó, hàng bánh ướt không tên ở số 6B Vũ Tùng (Q.Bình Thạnh) cách trường vài chục bước chân trở thành địa điểm quen thuộc của các học viên thế hệ tầm 7X, 8X bấy giờ.
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 5
Người Sài Gòn đông nghịt ăn cháo 5.000 đồng; không bàn, không tên suốt 40 năm
"Thời đó tôi học đến 2 khóa, lớp đầu tiên là trung cấp quản lý hành chính nhà nước năm 1990, sau thì lớp tới lớp cao cấp năm 2001. Tuần học 3 - 4 buổi thì y như rằng đều ăn sáng, uống trà đá ở quán bánh ướt này. Hồi xưa đâu có nhiều lựa chọn được như bây giờ, quan trọng là chỗ nào rẻ thì trở thành lựa chọn hàng đầu thôi. Không nhớ rõ, nhưng hình như lúc ấy chỉ có có 3 nghìn/dĩa thì phải", anh Bình kể.
Tôi thì không biết mùi vị bánh ướt lúc đó thế nào, nhưng thử qua dĩa bánh bây giờ thì quả là ngon. Còn anh Bình vẫn gật gù xác nhận, vị bánh chẳng hề thay đổi sau hàng chục năm.
Bánh ướt đơn giản chỉ là chả tôm, chả lụa, chả quế, rau giá, nước mắm chan sẵn, nhưng có "điểm nhấn" là mỡ hành phủ lên trên. Sự hòa quyện ấy khá ít thấy và những người bán ở đây lại làm tốt điều đó, để cho ra dĩa bánh ướt vừa vị.
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 6
Từ gánh vỉa hè cho đến giờ, hàng bánh ướt này vẫn không có tên
HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 7
Chỉ những người thế hệ trước "sành" ăn mới biết dĩa bánh ướt "cán bộ" đúng điệu phải ăn với chả đầu
HOÀI NHÂN
Đúng là chỉ có những người thế hệ trước "sành" ăn như anh Bình mới biết gọi chả đầu để thưởng thức. Chả đầu đơn giản là phần… đầu chả, nhưng theo anh Bình thì đó là phần ngon nhất trong đòn chả vì thơm và dai dai, sần sật hơn. Ngay cả giá bán cũng đã xác định điều đó: dĩa bánh chả cắt lát bình thường là 20 nghìn, còn dĩa bánh với những phần đầu chả to tướng nhỉnh hơn, đến 25 nghìn/dĩa.

Ký ức quán xưa sau gần 30 năm

Câu chuyện hàng ăn này cũng khá vòng vo và thú vị, bắt đầu bằng việc vợ chồng ông Nguyễn Văn An (80 tuổi) và bà Huỳnh Thị Nga (78 tuổi) mua căn nhà ở số 6B Vũ Tùng để sinh sống.
Chị Chinh, con của ông An và bà Nga, kể lại: "Lúc đó là năm 1981, ba mẹ tôi về thì bánh ướt đã có bán trước nhà rồi. Chủ gánh bánh ướt là cụ Võ Thị Lang, ban đầu là gánh, sau đông quá thì mở rộng thêm bàn ghế vô nhà ngồi. Gia đình tôi từ cho thuê mặt bằng để bán, rồi trở thành phụ bán luôn vì đông quá. Cụ Lang năm nay đã 87 tuổi, nên không còn đứng bán nữa, thay vào đó là con gái cụ - chị Nguyễn Thị Tiếp (47 tuổi)".
Buôn bán đông vui, thế là gia đình chị Chinh bán thêm nước giải khát, bia. Còn cạnh bên hàng bánh ướt cũng có thêm hàng bánh canh của bà Ba Thành (66 tuổi) ngồi bán. Ba gia đình trong một khoảnh nhà, cùng nhau buôn bán đã mấy chục năm nay.
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 8
Hàng bánh canh, nước giải khát, nước uống cùng buôn bán trong một khoảnh nhà
HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 9
Căn nhà vẫn còn nguyên những vết tích rất xưa
HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 10
Lon guigoz, ấm trà sành trên chiếc bàn gỗ ốp đá đều là những vật dụng của ngày xưa
HOÀI NHÂN
Trở lại với câu chuyện về hàng bánh ướt "nuôi những cán bộ", một bữa khác, anh Bình rủ rê được những người bạn thiếu thời ngồi lại quán quen. Vẫn chiếc bàn mặt gạch ốp lên gỗ cũ xưa, những ngày tháng đi học ùa về trong họ.
Anh Bình nhanh nhảu giới thiệu: "Đây là Lương Văn Cao (54 tuổi, ngụ Q.1), bạn học lớp trung cấp, trước là công an phường Tân Định (Q.1), 2004 thì công tác sang bên đô thị, UBND phường Phạm Ngũ Lão (Q.1). Còn đây là Hồ Hiền (46 tuổi, ngụ Q.12), chung lớp cao cấp, giờ là Phó Bí thư phường Trung Mỹ Tây (Q.12)".
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 11

tin liên quan

Bánh mì chảo Hòa Mã xưa hơn nửa thế kỉ mê hoặc người Sài Gòn, Việt kiều
Họ trò chuyện rôm rả, còn nhắc về anh anh Bảo, anh Sơn nào đấy. Chị Mai Bí thư, Chủ tịch phường thì sợ ngại, nên không ai kêu ra. Anh Phú đã lên hiệu trưởng, nay bận công việc. Anh Hưng hiện công tác ở Viện kiểm sát nay bị thương không tiện đến. Những cái tên người vắng mặt kéo dài, tôi không nhớ nổi. Nhưng qua đó thì tôi mới khẳng định một điều: ăn bánh ướt ở đây toàn là... cán bộ! 
"Hồi xưa nhà cửa, hàng quán khu này thưa thớt lắm. Được quán nào rẻ là "bám" thôi! Mà nhớ lại cái thời khổ thiệt, có chiếc 67 đi là thuộc dạng giàu lắm ấy, còn xe hơi thì thuộc dạng "vip của vip" rồi. Uống bia thì bia hơi là sang rồi. Giờ nhìn giá bánh ướt thì cũng thấy rõ mọi thứ đã khác, từ 3 nghìn lên hai mấy nghìn. Ủa, mà kể ra từ lúc tôi học xong năm 92 tới nay thì cũng gần 30 rồi đó hả", anh Cao giật mình nói, thấy thời gian đã vùn vụt trôi nhanh đến không ngờ.
Trong cái không gian quán còn nguyên cánh cửa sổ, chiếc bàn thờ của thời xưa, chị Hiền cũng bồi hồi: "Lẹ thiệt đó chứ. Hồi lớp tôi là năm 2001, cũng đông lắm mà may sao ngồi kế anh Bình với mấy anh kia. Tôi còn nhớ anh Bình đẹp trai còn nói chuyện có duyên, nên nhiều cô theo lắm! Còn tôi nhỏ tuổi nhất nên được cưng như trứng. Mấy anh cái gì cũng làm giùm, còn dắt đi ăn uống quá trời! Bởi vậy mấy anh nhớ giá cả hồi đó chứ em có nhớ đâu, toàn được trả tiền mà".

Tin liên quan

  • Giữa Sài Gòn có ông lão bán cào cào bằng lá dừa, gìn giữ tuổi thơ
  • Gánh bánh bèo 'bà ngoại' gần nửa thế kỷ gắn bó với người Sài Gòn
  • Người Sài Gòn bị mê hoặc bởi bún cá Num-bo-chóc nửa thế kỷ ngay chợ Campuchia
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 12
Anh Cao và anh Bình vừa ăn món cũ vừa nhắc chuyện xưa
HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn ngồi suốt ở đây: Quán bánh ướt nhiều thế hệ cán bộ ăn sáng - ảnh 13
Vẫn góc quán này, gần 30 năm trước những "cán bộ" đã ngồi với nhau
HOÀI NHÂN

Những kỉ niệm đưa họ (và cả tôi) trở về một thời đã qua. Nhưng câu chuyện không dài, vì tất cả đều vội vàng về chuẩn bị cho công việc. Cơm áo gạo tiền, gia đình riêng chắc cũng là lý do nhiều người bạn họ vắng mặt hôm nay.
Nhưng nhiều khi, giữa guồng quay tất bật của cuộc sống, chỉ cần một buổi sáng ngồi lại một nơi cũ, ăn món ăn quen, từ tốn kể nhau nghe, như thế là đủ.


Nguồn Bài Viết: thanhnien.vn/doi-song/nguoi-sai-gon-ngoi-suot-o-day-quan-banh-uot-nhieu-the-he-can-bo-an-sang-1059342.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét